BITCOIN ÁP SÁT $100K - Bitcoin: Tài Sản Lưu Trữ Giá Trị Và Hơn Thế | Cập Nhật Thuế Quan
Bitcoin vẫn duy trì ở mức cao sau khi tăng và chứng khoán Hoa Kỳ cũng hồi. Thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có thỏa thuận chung nào được đưa ra nhưng không còn ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
BITCOIN ÁP SÁT $100K - Bitcoin: Tài Sản Lưu Trữ Giá Trị Và Hơn Thế | Cập Nhật Thuế Quan
Bitcoin vẫn duy trì ở mức cao sau khi tăng và chứng khoán Hoa Kỳ cũng hồi. Thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa có thỏa thuận chung nào được đưa ra nhưng không còn ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ thứ sáu (02/05-US) kết thúc với sự tăng trưởng trên 1.3% ở cả ba chỉ số, trong đó, Nasdaq tăng nhiều nhất 1.51%. Hợp đồng vàng ở mức cao 3247 USD/ounce. Dầu tiếp tục giảm xuống 58.38 USD/thùng dù các nước OPEC cắt giảm sản lượng.
Bitcoin tiếp tục tăng và giữ quanh 96,000 USD. Kết thúc tháng tư, BTC đã tăng hơn 14%. Trong ngày qua, hầu hết altcoin lớn đều giảm nhẹ trong vòng 24 giờ nhưng tính theo tuần qua nhiều altcoin nhỏ tăng trưởng tốt. Vốn hóa thị trường crypto là 3.109 nghìn tỷ USD.
Với sự tăng trưởng, BTC đã trở thành tài sản lớn thứ bảy trên thế giới, vượt qua cả bạc.
Cập nhật kinh tế Hoa Kỳ
Số liệu mới công bố cho thấy GDP quý I của Hoa Kỳ giảm -0,3%, trái ngược với dự báo tăng 0,2% và giảm mạnh so với mức tăng 2,4% trong quý trước. Đây là dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng kinh tế đang chững lại rõ rệt.
Trong khi đó, báo cáo việc làm phi nông nghiệp ADP tháng 4 chỉ ghi nhận 62,000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 114.000 và giảm mạnh so với mức 155,000 của tháng trước. Tuy nhiên, báo cáo chính thức từ Bộ Lao động lại cho kết quả tích cực hơn, với 177,000 việc làm mới, vượt xa ước tính 133,000. Điều này cho thấy thị trường lao động vẫn giữ được độ bền nhất định, dù kinh tế chung đang có dấu hiệu suy yếu.
Trước các diễn biến này, cựu Tổng thống Donald Trump tiếp tục kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, lần này với giọng điệu ôn hòa hơn. Trong một phát biểu trên nền tảng cá nhân, ông nhấn mạnh:
“Giá xăng đã giảm xuống còn 1,98 USD/gallon – mức thấp nhất trong nhiều năm. Giá thực phẩm, kể cả trứng, cũng đang giảm. Năng lượng giảm, lãi suất thế chấp giảm, việc làm mạnh mẽ. Không có dấu hiệu của lạm phát – Fed nên hạ lãi suất!”
Thị trường tài chính phản ứng tích cực với báo cáo việc làm và kỳ vọng chính sách tiền tệ nới lỏng. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 500 điểm, trong khi S&P 500 ghi nhận chuỗi phiên tăng dài nhất trong 20 năm – như thể căng thẳng về thuế quan và các rủi ro vĩ mô khác chưa từng tồn tại.
Chỉ mới hai tuần trước, tâm lý bi quan bao trùm thị trường với lo ngại về suy thoái và khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, dòng tiền mạnh từ các quỹ đầu tư và kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất đã nhanh chóng xoay chuyển tình hình.
Như nhiều chuyên gia đã cảnh báo, các yếu tố như thuế quan, khủng hoảng ngân hàng (SVB, Lehman Brothers, Evergrande…) chỉ là những cơn sóng nhất thời. Về dài hạn, xu hướng rõ ràng nhất vẫn là: thanh khoản sẽ tiếp tục được bơm ra thị trường và FED sớm muộn cũng phải giảm lãi suất.
Bitcoin: tài sản lưu trữ giá trị và hơn thế
Bitcoin thường có xu hướng di chuyển tương tự vàng nhưng với độ trễ nhất định. Tuy nhiên, khác với vàng, Bitcoin có thể tăng trưởng mạnh cả trong giai đoạn thị trường bất ổn (risk-off) lẫn khi thị trường hưng phấn và có dòng tiền lớn đổ vào (risk-on). Điều này cho thấy Bitcoin vừa mang tính chất của "vàng 2.0" vừa giống như cổ phiếu công nghệ.
Do Bitcoin vẫn là một tài sản mới, nhà đầu tư đến với nó vì nhiều lý do khác nhau: người thì xem nó là nơi trú ẩn an toàn, người thì đầu tư dài hạn, và người thì coi nó như một tài sản công nghệ đầu cơ. Chính sự đa dạng trong cách tiếp cận này khiến Bitcoin trở thành một tài sản độc đáo, linh hoạt và ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm.
Gần đây, Bitcoin tiếp tục tăng trưởng mạnh, trong khi nhiều altcoin cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn và không đồng đều. Tỷ lệ thống trị (dominance) của Bitcoin hiện đạt 63%, mức cao tương đương tháng 1/2021, cho thấy nhà đầu tư vẫn tập trung vào Bitcoin nhiều hơn so với altcoin. Dù một số altcoin đã có mức tăng đáng kể trong tháng qua (40–200%), nhiều người vẫn thất vọng do kỳ vọng cao hơn.
Tâm lý thị trường là yếu tố then chốt trong đầu tư. Cách đây chỉ 1–2 tháng, khi Bitcoin giảm xuống dưới 80.000 USD, nhiều người bi quan và tin rằng thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại khi giá hồi phục gần mốc 100.000 USD. Điều này cho thấy chỉ cần một thông tin tích cực từ Fed, Trung Quốc, hoặc từ chính trường Mỹ cũng có thể đảo ngược tâm lý thị trường nhanh chóng.
Mặc dù hiện tại Fed vẫn chưa hạ lãi suất hay bơm thêm tiền, nhưng nếu Bitcoin tiếp tục giữ vững đà tăng, khả năng Fed sẽ hành động. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một mùa altcoin mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Năm 2025 được kỳ vọng là năm tăng trưởng theo chu kỳ 4 năm, và dù hiện tại còn quá sớm để khẳng định điều gì, thị trường vẫn còn nhiều thời gian để thiết lập xu hướng rõ ràng vào cuối năm.
Cập nhật về Ethereum
Ethereum kết thúc tháng 4 với sắc đỏ, đánh dấu chuỗi bốn tháng liên tiếp giảm giá kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong khi Bitcoin tiến sát mốc 100,000 USD, Ethereum chỉ còn quanh mức 1,800 USD, thấp hơn nhiều so với thời điểm Bitcoin từng đạt đỉnh trước đó ở mức 4,000 USD. Điều này phản ánh rõ sự thất vọng từ nhà đầu tư và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn mà Ethereum phải đối mặt từ các blockchain khác như Solana, Cardano, Tron,...
Ethereum đang ở một giai đoạn nhạy cảm, buộc đội ngũ phát triển phải hành động. Gần đây, họ đã cải tổ lãnh đạo và điều chỉnh lại chiến lược phát triển — chuyển trọng tâm từ tầng hai (layer 2) trở lại tầng một (layer 1) để nâng cấp trực tiếp hiệu suất mạng lưới gốc. Mặc dù cộng đồng phát triển phủ nhận đây là sự thay đổi xu hướng, cho rằng chỉ là điều chỉnh ưu tiên trong roadmap, nhưng rõ ràng thị trường đang yêu cầu một sự xác nhận rõ ràng hơn: chiến lược cũ đã không hiệu quả, và cần có sự thay đổi thực chất.
Thuận cho rằng dù quá trình nâng cấp sẽ cần thời gian (có thể lên đến vài năm), nhưng chỉ cần thị trường tin rằng Ethereum đang đi đúng hướng — với lợi thế sẵn có về cộng đồng và ứng dụng — thì giá có thể sớm phục hồi. Cuối cùng, giá là sự phản ánh kỳ vọng tương lai, không chỉ là thực tại, và Ethereum vẫn còn cơ hội nếu biết điều chỉnh đúng lúc.
Cập nhật về thuế quan
Hiện nay, thị trường đã lạc quan trở lại và tin tức thuế quan không còn ảnh hưởng nhiều. Khi so sánh với thuế quan 1.0 của tổng thống Trump ở nhiệm kỳ trước đó, đến một thời điểm cả hai nước sẽ đạt được thỏa thuận chung và chấm dứt thuế quan. Khi tế sẽ dần hồi phục trở lại. Thị trường hay các tài sản sẽ tăng trưởng trở lại sau khi giảm giá.
Mặc dù hiện tại chưa có những thống nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng vẫn có những tin tức mới được cập nhật về thuế quan giữa hai nước.
Trung Quốc
Hiện nay, nhiều công ty lớn đã bị ảnh hưởng rõ rệt bởi thuế quan. Mới đây nhất là công ty Temu, họ cho biết họ đã ngừng vận chuyển hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do đối mặt với mức thuế cao và việc chấm dứt quy định De Minimis bắt đầu từ hôm nay (miễn thuế cho các lô hàng nhỏ dưới 800 USD mỗi ngày).
Đầu tuần này, Temu đã tăng giá và áp thêm “phí nhập khẩu” dao động từ 130% đến 150% đối với các sản phẩm được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc, tuy nhiên điều này không mang lại kết quả tích cực.
Đây là một lập luận thất bại mà chúng ta đã thấy lặp đi lặp lại nhiều lần, lúc dịch bệnh và ngay bây giờ. Doanh nghiệp có quyền tăng giá để đảm bảo lợi nhuận, nhưng điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng sẽ mua hàng. Điều này từng xảy ra trong thời kỳ COVID, ngay cả khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, việc tăng giá cuối cùng lại gây hại cho doanh nghiệp nhiều hơn là mang lại lợi ích.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu lượng lớn hàng Trung Quốc nên với căng thẳng thuế quan như hiện nay, các công ty ở Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Cụ thể, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm mạnh hơn dự kiến, rơi vào vùng suy giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1, do căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.
Chỉ số PMI chính thức giảm xuống còn 49, dưới ngưỡng 50, mức phân định giữa tăng trưởng và suy giảm. Sự chững lại này cho thấy tác động ngày càng lớn của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu có thêm động thái mới. Trung Quốc nói họ sẽ cân nhắc đàm phán nhưng yêu cầu Tổng thống Trump tạm dừng tất cả các mức thuế như một cử chỉ thiện chí.
Tuy nhiên, chính quyền Trump sẽ tiếp tục gia tăng áp lực và chấm dứt quy định "de minimis" vào ngày mai, quy định hiện tại cho phép miễn thuế đối với các hàng nhập khẩu giá trị thấp, lên đến 4 triệu kiện hàng mỗi ngày, chủ yếu từ Trung Quốc.
Sự thay đổi chính sách này là một đòn giáng mạnh vào ngành sản xuất Trung Quốc, vốn đang phụ thuộc vào quy định miễn thuế này để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế đối với khoảng 25% hàng nhập khẩu từ Mỹ (tương đương khoảng 40 tỷ USD) nhằm giảm căng thẳng thương mại. Danh sách miễn thuế đang mở rộng, gần đây bao gồm ethane của Mỹ, một số sản phẩm bán dẫn và dược phẩm.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: nếu Mỹ muốn đàm phán thỏa thuận thương mại, cánh cửa vẫn mở; nhưng nếu Mỹ muốn chiến đấu, họ sẽ chiến đấu đến cùng.
Phía Mỹ cũng đã có động thái tương tự, bất chấp những phát ngôn cứng rắn, các hành động thực tế cho thấy cả hai bên đều đang tìm cách giảm nhiệt cuộc chiến thương mại.
Trung Quốc đang tìm cách giải quyết những lo ngại của chính quyền Trump về hoạt động buôn bán fentanyl từ Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí nhằm khởi động các cuộc đàm phán thương mại.
Quan chức an ninh hàng đầu của Trung Quốc, ông Vương Tiểu Hồng đang tìm hiểu về những gì phía ông Trump mong muốn Trung Quốc thực hiện liên quan đến vấn đề fentanyl, và Chủ tịch Tập Cận Bình đang cân nhắc việc cử ông Vương Tiểu Hồng gặp gỡ nhóm của ông Trump để tiến hành đàm phán thương mại.
Trong lúc đó, có tin tức về truyền thông Trung Quốc đưa tin Nhà Trắng đã liên hệ để thảo luận về một thỏa thuận thương mại, và Tổng thống Trump sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhiều người sẽ tập trung vào việc ai “xuống nước” trước, nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là đã có dấu hiệu tiến triển sau hàng loạt báo cáo cho thấy doanh nghiệp hai bên đều chịu thiệt hại nặng, và cả hai phía đã phải miễn trừ một số mặt hàng khỏi mức thuế cao. Đó chính là điều thị trường mong muốn, một bước đi đầu tiên trong hành trình đàm phán dài phía trước.
Các công ty Hoa Kỳ
Apple cho biết các mức thuế quan sẽ khiến công ty thiệt hại 900 triệu USD trong quý này.
Nvidia CEO nói rằng, Nvidia sẽ phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo tại Hoa Kỳ. CEO nhấn mạnh rằng nhờ sự lãnh đạo, chính sách và đặc biệt là sự khuyến khích mạnh mẽ từ Tổng thống, hoạt động sản xuất trong nước mới có thể phát triển nhanh như hiện nay.
Ông khẳng định sản xuất hiện đại không còn phụ thuộc vào lao động giá rẻ mà dựa vào công nghệ, với các nhà máy tiên tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ song sinh kỹ thuật số (Omniverse) để xây dựng các "nhà máy của tương lai".
Bên cạnh đó, CEO Ford cũng lên tiếng rằng Ford là nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ, với 80% sản lượng sản xuất trong nước, vượt đối thủ gần nhất hơn 400.000 xe. Ford ủng hộ sáng kiến của Tổng thống Trump và chưa bao giờ chuyển sản xuất ra khỏi Mỹ.
Trong khi các đối thủ có thể cần thêm thời gian để điều chỉnh, Ford tin rằng họ đang ở vị thế tốt và đây là thời điểm đúng để hành động. Công ty cũng đánh giá cao cuộc đối thoại với Tổng thống và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ông và đội ngũ của ông.
Sau đó, Tổng thống Trump sẽ ký các sắc lệnh hành pháp nhằm nới lỏng mức thuế 25% đối với ô tô và linh kiện ô tô, với mục tiêu hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô Mỹ trong giai đoạn chuyển tiếp. Động thái này diễn ra giữa lúc có lo ngại rằng thuế quan sẽ làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh. Tổng thống Trump nói sự thay đổi này là biện pháp hỗ trợ tạm thời nhằm khuyến khích sản xuất trong nước.
Trong khi đó, các hãng xe nước ngoài như Porsche cho biết họ có thể phải tăng giá bán nếu thuế quan tiếp tục kéo dài.
Ấn Độ
Ấn Độ sẵn sàng đề xuất với Mỹ một điều khoản hiếm gặp mang tên “quy chế quốc gia được ưu đãi nhất trong tương lai” trong các cuộc đàm phán thương mại, nhằm đảm bảo không quốc gia đối tác nào trong tương lai có thể nhận được điều kiện ưu đãi hơn và nhằm đạt được một thỏa thuận nhanh chóng với chính quyền Trump.
Theo các quan chức Ấn Độ, điều khoản này sẽ tự động áp dụng cho Mỹ nếu Ấn Độ sau này đồng ý mức thuế ưu đãi hơn với quốc gia khác. Họ cũng cho biết đang đạt được tiến triển đáng kể trong việc hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ.
Châu Âu & Canada
Châu Âu cho biết họ đang chuẩn bị một đề nghị thương mại trị giá 50 tỷ euro dành cho Tổng thống Trump nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại, đổi lại mức thuế quan 0%.
Còn về Canada, tổng thống Trump cho biết Thủ tướng Canada Mark Carney đang muốn đạt được một thỏa thuận thương mại và sẽ đến thăm Nhà Trắng trong vòng vài tuần tới.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn cũng có thể thích
Nguồn cung ròng của Ethereum đã tăng 17.575 trong 7 ngày qua

Tâm lý thị trường gần đây vẫn "tham lam", đây là sự cải thiện đáng kể so với tâm lý "hoảng sợ" vào tháng 4.
Thịnh hành
ThêmGiá tiền điện tử
Thêm








